Dân mạng phẫn nộ tài xế lái ô tô nhập làn ‘như tự sát’ trên cao tốc
Theo Wccftech, hiện có nhiều nguồn đáng tin cậy xác nhận Steam đang lên kế hoạch phát hành kính VR Deckard vào cuối năm 2025. Đây là thiết bị VR độc lập, không dây và có giá bán dự kiến 1.200 USD cho toàn bộ gói sản phẩm, bao gồm cả một số trò chơi hoặc bản demo đi kèm.Deckard sẽ sử dụng hệ điều hành SteamOS, vốn được phát triển cho Steam Deck, nhưng sẽ được tùy chỉnh để phù hợp với thực tế ảo. Một tính năng quan trọng của thiết bị là khả năng chơi các trò chơi màn hình phẳng trên Steam Deck dưới dạng VR trên một màn hình lớn mà không cần kết nối với PC. Điều này hứa hẹn mang lại trải nghiệm đa dạng hơn cho người dùng, không chỉ giới hạn trong các trò chơi thực tế ảo truyền thống.Những thông tin rò rỉ trước đó cũng tiết lộ về bộ điều khiển mới của Deckard, có tên mã Roy, từng xuất hiện trong bản cập nhật SteamVR. Ngoài ra, Valve có thể sớm tổ chức các buổi giới thiệu nội bộ về thiết bị này.Valve từng đề cập đến việc phát triển kính VR mới vào cuối năm 2022. Khi đó, nhà thiết kế sản phẩm Greg Coomer cho biết công ty vẫn đang đầu tư vào công nghệ thực tế ảo và muốn giữ nền tảng mở thay vì độc quyền trên một hệ sinh thái nhất định.Deckard sẽ là sản phẩm tiếp theo sau Valve Index, mẫu kính VR ra mắt vào năm 2019. Index từng được đánh giá cao về công nghệ và đi kèm trò chơi Half-Life: Alyx, nhưng doanh số vẫn ở mức hạn chế do giá bán cao. Khi đó, người sáng lập Valve, Gabe Newell, từng đề cập đến việc nghiên cứu một mẫu kính VR không dây và Deckard có vẻ là bước tiến trong hướng đi này.Mức giá của Deckard gần tương đương với Valve Index nếu tính theo lạm phát, cho thấy Valve tiếp tục nhắm đến phân khúc cao cấp thay vì thị trường phổ thông. Việc thiết bị hoạt động độc lập có thể giúp mở rộng khả năng sử dụng, nhưng mức giá cao có thể khiến nó khó tiếp cận với số đông. Hiện tại, Valve chưa xác nhận thông tin về Deckard và các buổi giới thiệu nội bộ có thể sớm diễn ra trước khi có thông báo chính thức.Porsche Panamera 4 Sport Turismo, khi sang chảnh đi cùng thể thao
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Cần công bằng với cầu thủ Việt Nam chơi bóng ở nước ngoài
Ngày 2.2, thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, số bệnh nhân nhập viện cấp cứu, điều trị trong hệ thống y tế dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025 tăng cao so với dịp tết Nguyên đán 2024.Đáng chú ý, trong 7 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025 (từ 27 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 4 tết), có 27 người nhập viện cấp cứu, điều trị thương tích do nổ pháo gây ra, tăng 50% so với dịp nghỉ tết Nguyên đán 2024.Số người bị tai nạn giao thông phải nhập viện cấp cứu, chữa trị cũng tăng cao, khi có tới 564 người bị thương tích do tai nạn giao thông, tăng hơn 45% so với dịp nghỉ tết Nguyên đán 2024.Ngoài ra, số ca nhập viện do ngộ độc thực phẩm cũng tăng hơn 90% so với dịp tết Nguyên đán 2024. May mắn không có bệnh nhân nào trong tình trạng nguy kịch.Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và ứng phó với các tình huống khẩn cấp xảy ra dịp tết Nguyên đán 2025, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trực cấp cứu 24/24 giờ, bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh.Sở Y tế Thanh Hóa cũng đưa ra dự báo những ngày sau dịp tết Nguyên đán 2025 số bệnh nhân nhập viện sẽ gia tăng nên các cơ sở y tế trên địa bàn đều đã có kế hoạch tiếp đón, chữa bệnh cho người dân.
Vào tháng 8.2024, UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) triển khai Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế - giáo dục chất lượng cao tại khu vực Nam Cầu Trắng, P.Hồng Hà và P.Hà Tu, TP.Hạ Long, với tổng mức đầu tư khoảng 892 tỉ đồng. Đây là một phần của dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cơ sở 2, có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỉ đồng.Tuy nhiên, suốt 1 năm qua dự án vẫn "án binh bất động" do các nhà thầu chưa có mặt bằng để thi công.Theo UBND TP.Hạ Long, dự án có tổng diện tích xây dựng khoảng 30,25 ha, bao gồm các hạng mục: san nền, xây dựng các tuyến đường giao thông chính và tuyến đường gom; xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng… Thời gian thi công dự án là khoảng 180 ngày, dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình trong quý I năm 2025.Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, hiện tại trong khu vực dự án vẫn ngổn ngang nhiều trang thiết bị cũ của Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng trước đây. Các thiết bị này nằm phơi nắng mưa nhiều năm đã gỉ sét, xung quanh mặt bằng hình thành nhiều "ao tù" gây mất vệ sinh môi trường.Theo UBND TP.Hạ Long, hiện còn vướng mắc trong việc xác định giá trị tài sản để bồi thường và phương án xử lý đối với phần tài sản còn lại tại nhà máy tuyển than. Qua kiểm kê các tài sản trong ranh giới thực hiện dự án, có nhiều hạng mục tài sản đặc thù không có trong bộ đơn giá do UBND tỉnh Quảng Ninh quy định; đồng thời khó khăn trong thuê đơn vị tư vấn xác định giá tài sản còn lại của nhà máy đã khiến công tác giải phóng mặt bằng chưa thể thực hiện.Cạnh đó, dự án nằm trong vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, việc đánh giá tác động môi trường phải được Bộ VH-TT-DL chấp thuận theo luật Di sản nên mất nhiều thời gian.UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị quản lý sở hữu tài sản lập hồ sơ gửi về UBND tỉnh trong quý I/2025 để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
5 dấu hiệu cho thấy điện thoại Android bị nhiễm malware
Đội bóng ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) là 1 trong những tân binh tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), ngay lập tức tạo ra ấn tượng rất mạnh.Tại vòng bảng, đội bóng UEH đã mở màn bằng chiến thắng 2-0 trước Học viện Hàng không Việt Nam, tiếp đó đánh bại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) 4-1, trước khi cầm hòa "ông lớn" Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với tỷ số 1-1.Bước vào vòng play-off, thầy trò HLV Trần Đình Thành đã trải qua trận đấu đầy khó khăn, khi bị một cái tên rất mạnh là Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dẫn trước ở phút 23 (Nguyễn Huỳnh Minh Duy ghi bàn) và tạo ra sức ép rất lớn.Nhưng bằng quyết tâm của cả tập thể với tinh thần không bỏ cuộc, đội bóng UEH đã có bàn gỡ ngoạn mục ở phút 80+2 do công Lê Tấn Tài đã giúp họ kéo lại hy vọng. Để rồi ở loạt "đấu súng" căng thẳng, đội ĐH Kinh tế TP.HCM đã giành chiến thắng 5-4 để đoạt tấm vé quý giá tham dự vòng chung kết ngay ở lần đầu góp mặt.Sau giây phút vỡ òa sung sướng với chiến thắng nghẹt thở, HLV Trần Đình Thành nghẹn ngào hạnh phúc: "Vào lúc này tôi và cả đội bóng đều ngập tràn hạnh phúc, không biết miêu tả làm sao nữa nhưng tất cả đều rất vui và tự hào.Chúng tôi tự hào khi đã làm được điều xác định ngay từ đầu là xem mỗi trận đấu đều là trận chung kết, dốc hết sức mình với sự tôn trọng tối đa đến mọi đối thủ và các cầu thủ tự tin thể hiện được năng lực của mình.Chúng tôi rất vui khi đã thực hiện được sứ mạng tham dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025, mục tiêu ban đầu khi đầu tư vào bóng đá theo ý tưởng của PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM".Vậy đâu là động lực thúc đẩy tạo ra kỳ tích giúp ĐH Kinh tế TP.HCM đoạt vé vào VCK ngay lần đầu tham dự vòng loại TP.HCM được đánh giá là khốc liệt nhất Việt Nam chứng kiến hàng loạt "ông lớn" rơi rụng như Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM?Đem câu hỏi này đến HLV trưởng Trần Đình Thành, câu trả lời đến từ giữa năm 2023 khi PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM ấp ủ mô hình xây dựng hệ thống giải nội bộ cho sinh viên UEH.Sau nửa năm ấp ủ và chuẩn bị, đến đầu năm 2024, UEH chính thức ra mắt mô hình giải nội bộ trường UEH League - với quy mô thi đấu vòng tròn, 2 lượt đi về lần đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM.Cụ thể, 10 đội bóng xuất sắc nhất đại diện cho 10 khoa và viện của ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đá vòng tròn 2 lượt đi - lượt về, mỗi vòng đấu sẽ diễn ra hàng tuần vào ngày Chủ nhật để chọn ra 4 đội mạnh nhất thi đấu 2 lượt bán kết và chung kết để chọn ra nhà vô địch.Để tăng tính cạnh tranh, UEH League cũng áp dụng việc lên xuống hạng, khi 2 đội bóng xếp chót sẽ phải đá vòng play-off với các đội còn lại để tranh 2 suất sẽ góp mặt tranh tài với 8 đội UEH League ở mùa tiếp theo.HLV Trần Đình Thành cho biết: "UEH League mới nhưng được đầu tư kỹ lưỡng, có giải thưởng bàn thắng và cầu thủ xuất sắc nhất mỗi vòng đấu, có fanpage riêng và được tổ chức ghi hình livestream trực tiếp mỗi vòng đấu.Các trận đấu của UEH League được tổ chức thi đấu vào mỗi Chủ nhật hàng tuần trên sân bóng 7 người trong khuôn viên trường ở cơ sở nằm trên đường Nguyễn Văn Linh. Để tiện cho sinh viên đi cổ vũ, BTC vừa thông báo các vòng đấu mùa tới sẽ diễn ra vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật.Như UEH League 2024, mỗi đội bóng thi đấu 2 lượt đi về tổng cộng 18 trận đấu. Nhà vô địch Viện Đào tạo quốc tế (ISB) đá thêm 2 trận bán kết và chung kết có đến 20 trận tranh tài, đóng góp đến 70% đội hình ĐH Kinh tế TP.HCM lần đầu tham dự vòng loại khu vực TP.HCM".Được biết, theo ghi nhận của người viết đội bóng đầu tiên của Việt Nam xây dựng được hệ thống giải nội bộ bài bản, chuyên nghiệp chính là Trường ĐH Kinh tế quốc dân với NEU League chuẩn bị bước sang mùa thứ 6. UEH League của ĐH Kinh tế TP.HCM chính là mô hình giải league nội bộ đầu tiên của các trường ĐH, CĐ, Học viện tại TP.HCM.